Thị trường tranh Việt Nam đã có những chuyển biến như thế nào trong 7 năm trở lại đây?
Dưới đây là đồ thị mô tả những chuyển biến lên xuống theo thời gian, từ đầu năm 2008 đến nay (2016). Đồ thị được thống kê bởi một công cụ đặc biệt của Google chứ không phải của Ngôi nhà Mỹ thuật, chúng tôi chỉ đọc phân tích ý nghĩa mà nó biểu thị cho Quý vị và các bạn tham khảo mà thôi. Dựa vào đây, nếu bạn là họa sĩ, thợ vẽ hoặc người làm công việc có liên quan đến tranh ảnh, có thể dự đoán được lưu lượng trao đổi (chúng tôi tạm dịch từ "trade") trên thị trường.
4 lưu ý trước khi xem tiếp:
* Thị trường trong đồ thị được hiểu là thị trường tại Việt Nam, không phải thế giới (world).
* Đồ thị chia làm 5 tầng, và mỗi lần hiển thị chỉ phân tích riêng biệt 1 đối tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy đỉnh điểm nhưng đỉnh điểm đó thuộc về đối tượng mà chúng ta phân tích, chứ không phải đỉnh điểm của toàn bộ thị trường chung. Ví dụ: tranh sơn dầu không thể bán đắt như rau củ quả được, nhưng đỉnh điểm của nó vẫn ở tầng 5, đỉnh của rau củ quả cũng ở tầng 5. Có nghĩa là các đỉnh của tranh sơn dầu có ý nghĩa biểu thị tranh sơn dầu đã chuyển biến như thế nào trong thời gian 7 năm qua, và cao trào của nó là ở giai đoạn nào mà thôi.
*Có một số thuật ngữ tiếng Anh mà khi dịch thuật sang tiếng Việt có thể sẽ không chuẩn xác, xin nói trước để các bạn thông cảm.
*Hãy lưu ý cách thức chúng tôi phân tích đồ thị. Nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng nào đó, và cần xem "trade" đồ thị giống bên dưới đây, hãy comment cuối bài viết, SEO của chúng tôi sẽ gửi bạn 1 đồ thị và bạn có nhiệm vụ phải tự mình phân tích được nó. Mỗi ngày chúng tôi chỉ được Google cho phép xem 3 đồ thị mà thôi, và chúng tôi sẽ dành 1 đồ thị cho các bạn, theo thứ tự comment nhé.
1. Tranh sơn dầu (loại tranh vẽ bằng sơn dầu trên vải bố (oil on canvas) nhé, đừng nhầm lẫn)
Như được biểu thị trong hình, tranh sơn dầu (chỉ riêng tại Việt Nam) có lưu lượng trao đổi (trade) cao vào những năm 2011 và 2012, sau đó tuột dốc rất mạnh và năm 2013 và 2014. Tin mừng là đầu năm 2015 đến nay, tranh sơn dầu đã lấy lại phong thái như cũ, lưu lượng trao đổi (trade) diễn ra mạnh vào cuối các năm và cố gắng giữ nhịp ở giai đoạn giữa năm.
2. Tranh phong cảnh (tất cả các tranh phong cảnh nói chung, không phân biệt chất liệu)
Như trên, nhìn vào biểu đồ này, chúng ta có thể nhìn thấy lưu lượng (trade) của các loại tranh phong cảnh nói chung chuyển đổi như thế nào. Tuy lưu lượng qua các năm gần như giống nhau, nhưng tương quan cao thấp của chúng rất mạnh. Điều đó nói lên rằng, tranh phong cảnh thuộc dạng sản phẩm thời vụ, chỉ vào dịp cuối năm mới có trade, sau đó ngừng trade ngay lập tức.
3. Tranh tường (loại tranh dùng sơn và vẽ lên những bức tường)
Qua 2 ví dụ trên, đến đây chắc bạn đã có thể tự đọc được ý nghĩa trong biểu đồ này rồi chứ? Hãy phân tích nó và cho chúng tôi biết kết quả qua phần comment bên dưới nhé!
4. Giấy dán tường nói chung
Ở đây chúng tôi chọn một sản phẩm khác không liên quan đến tranh, nhưng làm ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường tranh ở Việt Nam, đó là giấy dán tường. Hãy chú ý điểm màu đỏ (red) mà chúng tôi cố tình đánh dấu trên ảnh. Sản phẩm giấy dán tường phát triển rất đều đặn qua từng năm, khi tuột dốc nhất (không bán được sản phẩm, thất thu, ...) cũng vẫn nằm cao hơn các sản phẩm tranh sơn dầu, tranh tường, .. Giấy dán tường không bao giờ tuột dưới tầng 1 hoặc thậm chí cả tầng 2.
Phân tích như vậy thôi, chứ Ngôi nhà Mỹ thuật xin phép không đưa ra câu kết luận nào cả, tự mỗi người hãy có nhận xét riêng nhé.
Ngôi nhà Mỹ thuật - Dành tặng cho nhau những điều đẹp nhất.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét