Bridget March và 700 bức tranh vẽ về đất nước Việt Nam.
Sống ở Việt Nam hơn ba năm, nữ họa sĩ người Anh Bridget March đang ấp ủ dự tính ra mắt quyển sách tranh thứ ba của mình về nơi này, về một đất nước mà bà bảo rằng “chẳng hề có ý định rời đi”.
Đến Việt Nam lần đầu vào năm 2011 để thăm một người bạn, Bridget March lập tức có cảm tình với đất nước nhiệt đới này, để rồi 10 tháng sau đó bà chuyển đến sống tại đây. Trước đó, bà có 18 năm làm việc trong ngành nội thất, sau đó là 9 năm giảng dạy nghệ thuật tại Trường Leeds College of Art.
Làm nghệ thuật
không đủ sống ở Anh
“Từ nhỏ tôi đã rất muốn trở thành một họa sĩ, tuy nhiên cha mẹ muốn tôi làm nghề gì đó thực tế hơn. Sau này khi vào dạy trong trường đại học, khao khát nghệ thuật lại bùng cháy khi tôi thấy các em sinh viên hết mình với đam mê", Bridget kể.
|
Nữ họa Bridget March chuyên sử dụng chất liệu màu nước |
"Nhưng thực tế là tôi không đủ khả năng tài chính để nuôi giấc mơ nghệ thuật vì mức sống ở Anh khá cao, thế là tôi lại phải chọn giữa việc kiếm tiền và đam mê nghệ thuật. Việc đó hết sức khó khăn, tôi cảm thấy mình thật bế tắc”.
Sau nhiều năm “mắc kẹt”, chuyển đến Việt Nam là quyết định mà Bridget đưa ra ngay tức khắc sau lời rủ rê của bạn mình. Ở Việt Nam mức sống thấp hơn, Bridget có điều kiện toàn tâm toàn ý, toàn thời gian để sống với đam mê hội họa của mình, đồng thời cũng “bán được tranh để sống” như lời bà hóm hỉnh chia sẻ.
Khách mua tranh biết đến tác phẩm của Bridget qua các buổi triển lãm, qua trang web của bà, và thường chuộng các bức vẽ về những nơi họ từng đi qua và yêu thích ở đất nước này.
750 bức tranh
về Việt Nam
Bridget March vẽ tranh đều như người ta viết nhật ký hằng ngày. Trung bình mỗi ngày bà vẽ một bức, tính đến nay đã có hơn 1.000 bức tranh trong ba năm, trong đó có khoảng 750 bức về Việt Nam. Nhiều bức đã hoàn chỉnh, có bức chỉ là phác thảo, có bức đang tô màu dở dang.
Căn hộ nhỏ của bà ở khu Thảo Điền (Q.2, TP.HCM) tràn ngập màu sắc Việt Nam, từ hình ảnh thửa ruộng bậc thang xanh ngắt ở Sa Pa, chiếc cổng làng cổ kính ở Hà Nội, ngôi chùa uy nghiêm ở khu Chợ Lớn, Bưu điện TP.HCM cổ kính, hàng bún nhộn nhịp ở chợ Bến Thành, đến cả những bức tường in chữ “khoan cắt bêtông” hay con đường mang tên “Đường số 50” đậm chất
Việt Nam.
|
Hàng Gà và Hàng Vải - Bridget March |
|
Một ngôi miếu thờ cổ ở Hà Nội (VN) - Bridget March |
|
Ruộng bậc thang ở Sapa (VN) - Bridget March |
Bridget cho biết đến nay bà bán được khoảng 3.000 bản cả hai quyển. Sách của Bridget được bán tại các nhà sách ở Hà Nội, TP.HCM và Hội An, trên Amazon và website của bà.
Bridget March nói bà chưa từng có ý định rời Việt Nam. Khẳng định rằng mình không cô đơn khi sống một mình ở đây, March chia sẻ bà có bạn bè và hàng xóm tốt, đồng thời cũng thích yên tĩnh một mình để sáng tác cho thỏa đam mê.
“Tôi sẽ tiếp tục đi khắp Việt Nam và vẽ cho thỏa thích” - nữ họa sĩ khẳng định.
Ngôi nhà Mỹ thuật st,