Công ty TNHH Ngôi nhà Mỹ thuật Bình Dương

Thiết kế Thi công Trang trí Quán cafe trà sữa trọn gói rẻ đẹp tại Bình Dương

Thiết kế quán 3D

Bạn sẽ nhìn thấy quán của chính mình trước khi nó ra đời

Thi công chuyên nghiệp

Thi công trọn gói - chìa khóa trao tay

Xe bán hàng lưu động

Giải pháp mới cho ngành kinh doanh thức ăn nhanh

Đào tạo mỹ thuật

Dạy nghề cấp Chứng Chỉ

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chim phụng hoàng trong văn hóa Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chim phụng hoàng trong văn hóa Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Thi công Lam Sơn Mỹ Cảnh tại Bình Dương

THI CÔNG LAM SƠN MỸ CẢNH
Lam Sơn Mỹ Cảnh (LSMC) là một dự án nghệ thuật kết hợp giữa khu du lịch và phim trường cổ trang, toạ lạc tại TDM, Bình Dương.
LSMC là một dự án tái hiện thời kỳ nước Đại Việt 600 năm về trước khi Bình Định Vương Lê Lợi đang chiến đấu giặc ngoại xâm để giành độc lập cho dân tộc chúng ta.
thi cong phim truong ket hop khu du lich doc la tai binh duong
 Thi công phim trường kết hợp khu du lịch độc lạ tại Bình Dương
Lấy bối cảnh nước Việt Nam trong giai đoạn 1418, dự án tái hiện một phần của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng danh. Dự án này không chỉ để khách tham quan chiêm ngưỡng, chụp ảnh cùng với các doanh trại, các thao trường ngày xưa, mà còn hoà mình vào đời sống mộc mạc làng quê, nhà chòi, mái lá, vườn rau, ao cá,...
cung cap noi that go doc dao tai thu dau mot
Cung cấp nội thất gỗ độc đáo tại Thủ Dầu Một
Hiện nay, chúng ta ngày càng có nhiều cơ hội chiêm ngưỡng các lối kiến trúc du nhập từ nước ngoài. Việc chúng ta bắt gặp một nhà hàng xây dựng theo kiểu Hàn Quốc, một quán cafe được trang trí theo phong cách Đài Loan,... là việc không hề hiếm. Tuy nhiên, lối kiến trúc cổ kính, truyền thống tái hiện nền văn hoá, sự đặc trưng của dân tộc ta ngày trước vẫn còn rất hiếm hoi. Vì vậy, đây là lí do để chúng ta tin rằng LSMC sẽ là một trong những dự án thu hút được nhiều khách hàng đến vui chơi, tham quan và tìm hiểu. Hứa hẹn đây là một công trình kinh doanh rất tiềm năng. 
lam son my canh cuc dep tai binh duong
Lam Sơn Mỹ Cảnh cực đẹp tại Bình Dương
Những mảnh đất bao la, bạt ngàn sẽ được lý tưởng hoá qua bàn tay tài hoa của những người nghệ nhân. Vẫn giữ nguyên nét mộc mạc, đơn sơ, chúng tôi sẽ kết hợp với thiên nhiên để cho khách hàng của mình có được những trải nghiệm tuyệt vời tại đây. 
thiet ke thi cong cong trinh re dep nhat
Thiết kế thi công công trình rẻ đẹp nhất
Đây sẽ là dự án mà con người kết hợp với thiên nhiên, thiên nhiên hỗ trợ con người để vừa làm cho khung cảnh của thiên nhiên đẹp hơn, hùng vĩ hơn, vừa làm cho con người cảm thấy trân quý thiên nhiên hơn. 
LSMC được thiết kế & thi công trọn gói bởi công ty Ngôi nhà Mỹ thuật, tái hiện lại lịch sử vẻ vang hào hùng của chính dân tộc Đại Việt ta. Dự kiến sẽ mở cửa đón khách tham quan vào tháng 8 sắp tới, hi vọng nhận được sự ủng hộ của mọi người!

Ngôi nhà Mỹ thuật nhận thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình mỹ thuật ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Để nhận được tư vấn và báo giá cho công trình của mình, quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty theo các hình thức sau: 

Hotline: 09.1111.0650

Địa chỉ: 220/31 Huỳnh Văn Luỹ - Khu 7 - Phú Lợi - Thủ Dầu Một - Bình Dương

Email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/ngoinhamythuat

Zalo - Viber - Skype (24/7): 0919 691 463 (Mr. Bảo Việt)

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Chúc mừng khai trương quán trà sữa GM TEA Bình Dương

CHÚC MỪNG KHAI TRƯƠNG QUÁN TRÀ SỮA GM TEA BÌNH DƯƠNG

 Sau bao ngày ráo riết thi công, Ngôi Nhà Mỹ Thuật Bình Dương (NNMTBD) lại bàn giao thêm một " đứa con tinh thần " nữa cho quý khách hàng. GM TEA ra đời trong sự kiêu hãnh và lộng lẫy. Nơi đây, với sự trang trí cực kì dễ thương, cách sắp xếp bố cục, không gian quán cực kì hợp lý, đồ uống cực ngon đã tạo thành một cơn sốt cho giới trẻ ở Bình Dương.

 Sau đây là công trình GM TEA sau khi hoàn thành và bàn giao: 

chuc mung khai truong quan GM tea
Chúc mừng khai trương quán GM TEA
  Lãng hoa chúc mừng khai trương của NNMTBD gửi đến quán. Ngoài lời chúc mừng khai trương, công ty còn mong muốn GM TEA kinh doanh thật thành công, ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng. 
nhung mau quan tra sua dep nhat tai binh duong
Những mẫu quán trà sữa đẹp nhất tại Bình Dương
  Không gian quán không quá lớn nhưng vô cùng ấm cúng. Kiểu bày trí đáng yêu, dễ thương. Nơi này hứa hẹn sẽ là một địa điểm hoàn hảo để cho các tín đồ mê chụp hình một không gian sống ảo cực chất. 
thiet ke thi cong quan tra sua cafe re dep tai thu dau mot
Thiết kế thi công quán trà sữa cafe rẻ đẹp tại Thủ Dầu Một
  Tranh tường được trang trí nổi bật làm bật lên vẻ sang trọng và độc đáo của quán. Chim hồng hạc mang lại sự may mắn, thành công. Cây lá mang lại sự tươi mới, sống động cho cả một không gian
nhung kieu trang tri dep danh cho quan tra sua
Những kiểu trang trí đẹp dành cho quán trà sữa
 Từ một không gian thô sơ, cứng nhắc, thông qua bàn tay điêu luyện của NNMTBD, GM TEA đã khoát lên mình một bộ xiêm y thật lộng lẫy, độc đáo và riêng biệt. Để có được một quán trà sữa, cafe đẹp như thế này, quý khách hàng chỉ cần liên hệ với chúng tôi. 

 Công ty nhận thiết kế, thi công, bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các công trình mỹ thuật trên địa bàn tỉnh nói riêng và các khu vực lân cận nói chung. Chúng tôi luôn có những ưu đãi dành cho các quý khách hàng khi đến đặt hàng tại công ty. Để có được một không gian hoàn hảo cho nhà ở, cơ sở kinh doanh, quý khách chỉ cần liên hệ theo cách thức sau:

Hotline: 09.1111.0650 

ĐC: 220/31 Huỳnh Văn Lũy, Khu 7, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com



Zalo Viber Skype 24/7: 0919691463 ( Mr Bảo Việt)





Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P4) - Phụng

Nghiên cứu Tứ Linh: Lân, Long, Qui, Phụng trong Mỹ Thuật Việt Nam (Phần 4)

Đây là Phần cuối cùng trong Những bài nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam. Qua 3 phần đầu, chúng ta đã biết một cách tổng quát về ba Linh vật : Long, Lân, và Quy. Bài cuối cùng này sẽ giới thiệu về Linh vật cuối cùng:


CHIM PHỤNG HOÀNG

Người Việt Nam chúng ta cũng như người Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên tin rằng Phụng Hoàng là linh điểu, khi xuất hiện sẽ mang lại điềm lành, báo hiệu thời thái bình thịnh trị và có thánh nhân xuất hiện.

Truyền thuyết kể rằng Phụng Hoàng là vua của các loài chim, Phụng Hoàng chỉ ăn quả trúc, uống nước suối trong và đậu trên cây ngô đồng. Khi bay có hàng trăm loài chim bay theo chầu hầu. Hình dáng chim Phụng rất đẹp, mỏ như mỏ gà mái, cổ như cổ rắn, đầu chim én, lưng rùa. Cánh xòe ra rất rộng, lông màu ngũ sắc và cứng như chất kim, đuôi tựa như những ngọn lửa và trông cũng giống như đuôi cá. Phụng hoàng có mười hai lông đuôi tượng trưng cho mười hai tháng, năm nhuận thì có thêm một lông ngắn tượng trưng cho tháng mười ba. Thân mình cao sáu thước, chứa đựng ý nghĩa của sáu hình ảnh: đầu tượng trưng cho trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, cánh là gió, chân là đất, đuôi là tượng trưng của những vì sao.

Tiếng hót chim Phụng dịu dàng bay bổng, có đủ ngũ âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ, khi hót lên thì hết thảy các giống chim khác đều bay lại nhịp nhàng hòa điệu.

Phụng Hoàng cất cánh bay từ phương Đông, bay thẳng đến núi Côn Lôn, uống nước tinh khiết ở suối Để Trụ, tắm cánh ở biển Nhược Thủy (biển có tên Nhược Thủy vì nước ở đây rất nhẹ đến đổi lông chim thả vào cũng không thể nổi lên được), và rồi sau cùng bay đến đậu trên ngọn núi cao Đơn Tuyệt.

Chuyện truyền kỳ còn chép việc Tiêu Sử đời nhà Châu, khi thổi ống tiêu bằng ngọc do Thượng đế ban cho, tiếng kêu như chim Phụng gáy nên thối chốc lát thì bốn phía mây ngũ sắc bồng bềnh, chim bạch hạc bay đến múa lượn, và biết bao nhiêu giống chim khác bao quanh, con bay, con đậu, kêu hót líu lo vô cùng ngoạn mục. Tiêu Sử dạy cho vợ là công chúa Lộng Ngọc, con vua Tần Mục Công thổi tiêu, chỉ trong nửa năm, Lộng Ngọc thổi khúcPhượng cầu Hoàng (chim Phụng trống tìm chim Phụng mái) rất tuyệt diệu. Một đêm kia, hai vợ chồng đang hòa tiêu, có chim Phụng bay xuống, nàng cỡi tử Phụng, chồng cỡi xích long, hai ngươi bay thẳng về tiên giới.

Năm xưa, Đô Thành Hiếu Cổ Tập San (Builletin des Amis du Vieux Huế) có công bố tài liệu của một nhà điểu cầm học người Nhật Bản là ông U. Hachisuka cho rằng chim Phụng thường được mô tả trong mỹ thuật Trung Hoa là lấy kiểu mẫu từ con chim trĩ xứ Đông Dương (faisan ocellé d’Indochine). Ông Jabouille, một nhà nghiên cứu người Pháp xác định thêm đấy là con chim trĩ sống ở triền núi phía Đông dãy Trường Sơn, một giống chim cực kỳ quý hiếm đối với toàn thế giới. Khảo cứu trên bình diện vạn vật học cũng là một điều hết sức thú vị và hấp dẫn, tuy thế không phải là đối tượng của bài viết này. Ở đây, chúng ta chỉ lưu tâm đến Phụng Hoàng trong văn hóa mỹ thuật, và có lẽ vì thế chúng ta chẳng thể nào quên được con chim Phụng kỳ vĩ, cao khiết, vô cùng lộng lẫy, bay liệng giữa đêm tối bí ẩn, trên trời Đâu Suất của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Nhớ khi xưa, ta là chim Phượng Hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất,
Bay tù Đao Lỵ, đến trời Đâu Suất,
Và lùa theo không biết mấy là hương.
Lúc đằng vân, gặp ánh sáng chận đường
Chạm tiếng nhạc, va nhằm thơ thiên cổ,
Ta lôi đình, thấy trăng sao liền mổ,
Sao tan tành rơi xuống một cù lao
Hóa đài điện đã rất nên tráng lệ,
Ở ngôi cao ngước mắt ra ngoài bể,
Phong lưu ghê, sang trọng nỏ vừa chi!

Vài thành ngữ điển tích liên hệ đến Phụng Hoàng:
Phụng mao lân giác: lông chim Phụng và sừng kỳ lân, nghĩa là vật hiếm có, chỉ người tài giỏi, xuất chúng hoặc con cháu hiền tài của những danh gia vọng tộc.
Tiên sa Phụng lộn: đẹp đẽ, xinh tốt như tiên như Phụng (Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam Quấc âm tự vị).
Phụng gáy Kỳ sơn: chim Phụng gáy ở núi Kỳ Sơn. Khi vua Văn Vương ra đời, chim Phụng gáy vang ở núi Kỳ Sơn, ý nói điềm lành, có thánh nhân, hiền giả hay bậc anh tuấn xuất hiện.
Phụng liễn: kiệu hoặc xe có hình chim Phụng của nhà vua và hoàng gia. Cũng còn có nghĩa là xe của tiên đi. Sách Nho chép: Tây Vương mẫu đi trên cỗ chim Phụng đến yến tiệc với Mục Vương. Nghĩa thông thường: cỗ xe đẹp, rực rỡ (Bửu Kế, Tầm nguyên tự điển).
Phụng thành: thành có chim Phụng đậu, chỉ kinh đô, nơi vua ở,. cũng do điển công chúa Lộng Ngọc ngồi trên thành thổi ống tiêu, Phụng liền bay đến nên đặt tên là Phụng hoàng thành.
Phụng kỳ: cờ thêu hình chim Phụng, cờ của vua.

Thường gọi chung là Phụng Hoàng nhưng thực ra thì Phụng là con chim trống và Hoàng là con chim mái. Loại chim này có đặc tính lúc nào cũng ở gần bên nhau, thường dùng để ví tình vợ chồng khắng khít nên có câu: Phụng hoàng vu phi, hòa mình tương tương (đôi Phụng cùng bay, cùng cất tiếng kêu hòa họp).

Loan là một giống chim cùng loài với Phụng, hai giống chim này thường chắp cánh bay đi cùng nhau, do vậy chữ Phụng Loan thường để ví cuộc hôn nhân hay tình vợ chồng. Loan Phụng hòa minh (Loan Phụng cùng hót lên êm đềm), người ta thường dùng điển này để chúc vợ chồng mới cưới hạnh phúc tươi đẹp, bền vững lâu dài.

Người Việt xem chim Phụng là linh vật, nhưng cùng lúc đã kéo con vật kỳ bí này đến gần với cuộc nhân sinh. Đặc biệt nhất, chim Phụng tượng trung cho Hoàng Hậu, bậc mẫu nghi thiên hạ. Vậy nên trên những đồ dùng của nhà vua như áo mũ thường trang trí hình rồng, và trên áo mũ Hoàng Hậu thì trang trí hình Phụng. Nhưng thường thì nó gợi lên hình ảnh người phụ nữ và sự hòa hợp trai gái, như nơi đồ hình hai con Rồng, Phụng đang châu mình đùa giỡn chữ Song Hỷ ở giữa. Hình tượng này rất phố cập trong sinh hoạt của nhân dân ta khắp nơi, nhất là trong những đám cưới xin, ăn hỏi, bỏ trầu.

Khi thấy các đồ vật gia dụng như giường, tủ, bàn, ghế, giá gương, tráp, hộp, quạt giấy, khăn bàn, đèn lồng, chậu nước với hình con Phụng được sử dụng trang trí chủ yếu trên ấy, chúng ta dễ dàng biết được ngay đấy là đồ dùng dành riêng cho phụ nữ.

phuong chau mat troi
Phượng chầu mặt trời, trán bia tiến sĩ, Văn Miếu Hà Nội.

Tô điểm cho các công trình kiến trúc lớn thuộc nền nghệ thuật truyền thống, chim Phụng được đắp tạc, vẽ vời chạm trổ trên mái nhà các cung điện, triều miếu, phủ đệ, đền chùa, đặc biệt nơi các đền thờ thần nữ, nơi nhà ở và lăng mộ các hoàng hậu, công chúa, dễ gặp nhất là trên các bình phong, đứng một mình hay hiện ra trong bộ tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng.

Trong công trình ghi chép đặc sắc về mỹ thuật Huế, L. Cadière nhận xét rằng nơi các ngôi chùa ở miền Bắc thường có hình bốn con Phụng quấn quanh các trụ cột phía trước rất đẹp nhưng ở Huế thì không thấy có dạng này.

Chim Phụng đứng một mình trên lóp sóng lô xô, đôi lúc là hai con đang uốn lượn và quay đầu châu vào một vùng dương ở giữa, chung quanh là những vầng mây la đà, bên dưới là những lớp sóng nước tầng tầng. Chúng ta nên lưu ý ở đây là hết thày bốn con vật trong tứ linh dường như đều có duyên nợ với nước, con nào cũng nhiều phen hiện ra trên sóng nước, quẫy đạp hoặc phun những tia nước vô cùng ngoạn mục.

Trên quần thể kiến trúc cung đình Huế, con Phụng xuất hiện khắp nơi nhưng bao giờ cũng phụ thuộc vào con Rồng mới là chủ yếu. Dưới chế độ phong kiến, các bậc đế vương thường cho chạm khắc hình chim Phụng với ý nghĩa triều đại họ ngự trị là thời thái bình an lạc, như các thời hoàng kim thịnh trị trước đây, chim Phụng đã bay về chầu hầu.

Phụng Hoàng thường ngậm trong miệng một dải lụa bay phất phới, quấn lấy một cái hộp vuông, có thể đấy là cái tráp thư, hay hai cuộn tròn có dạng như hai cuốn sách xếp lại, đôi khi người nghệ sĩ lúc vẽ vời lại dặm thêm vào đấy một quản bút. Dạng này thường được gọi là Phụng hàm thư. Cũng có người cắt nghĩa rằng đấy chính là chim Phụng đang ngậm dải lụa quấn quanh bộ cổ đồ của vua Phục Hy.

Ngoài hình dáng thân thuộc con Phụng thần thoại ấy, chúng ta còn có những biến dạng khác, từ một gốc cây kiểng hay một cành hoa, như cành đào, cây cúc, nhánh mai, cành mẫu đơn, nhánh hoa loa kèn đỏ (amaryllis) biến hóa mà thành Phụng. Nhà sưu tập cổ ngoạn Vương Hồng Sển đã cho chúng ta xem hình một nhánh cây biến thể thành Phụng vẽ trên lòng một đĩa sứ men lam xứ Huế đề hiệu Trân ngoạn (thế kỷ XIX), có đủ đầu, cánh, đuôi, mắt, mỏ, mồng, và chú thích thêm: khách Tây phương không hiểu nghệ sĩ trổ hình gì, ký kỳ quái quái, ngươi Á Đông quen với thuyết Lão Trang hư không huyền ảo lại thích thú và lấy lâm tự nhiên khi thấy từ giới thảo mộc có thể trở thành sanh cầm điểu thú dễ dàng.


Suốt gần mười thế kỷ qua, hình tượng con Phụng đã gắn bó thân thiết với nền nghệ thuật tạo hình của dân tộc, đã tự biến chuyển để hoàn chỉnh dần với thời gian và lịch sử. Từ dạng vẻ có phần nặng nề dưới thời Lý-Trần như hình chim Phụng ở chùa Thái Lạc, Hải Hưng thế kỷ XIV, chắc hẳn có mang nhiều dấu vết của chim Kinnari, là nhạc công đầu người mình chim trên cõi trời của đất nước Champa cổ, đến thời Lê Mạc những con chim Phụng đã thanh hóa hơn nhiều, như những hình ảnh Phụng khá đẹp ở chùa Bút Tháp (Hà Bắc, thế kỷ XVII) hay ở đình Đình Bảng và trên những trán bia tiến sĩ khắc đá ở văn miếu Hà Nội, đến thời Nguyễn, phải nói là vẻ đẹp thanh nhã, mỹ lệ của chim Phụng Hoàng đã là một chỉnh thế tuyệt đẹp, góp rất nhiều phần cho nền nghệ thuật trang trí chung của toàn bộ đất nước.

Bài viết nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (4 phần) đến đây là hết. Hi vọng sẽ củng cố thêm kiến thức về mỹ thuật truyền thống trong lòng Quý vị và các bạn.
Cảm ơn Quý vị và các bạn đã dành thời gian theo dõi và tìm hiểu.

Ngôi nhà Mỹ thuật,
Biên soạn từ các nguồn
Wikipedia & nghethuatxua

Có thể bạn muốn đọc lại để tìm hiểu kỹ hơn :
Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P1) - Rồng
Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P2) - Kỳ Lân
Nghiên cứu về Tứ Linh ở Việt Nam (P3) - Rùa

Like và Share nếu bạn cảm thấy bài viết này là có ích cho mọi người nhé !