Công ty TNHH Ngôi nhà Mỹ thuật Bình Dương

Thiết kế Thi công Trang trí Quán cafe trà sữa trọn gói rẻ đẹp tại Bình Dương

Thiết kế quán 3D

Bạn sẽ nhìn thấy quán của chính mình trước khi nó ra đời

Thi công chuyên nghiệp

Thi công trọn gói - chìa khóa trao tay

Xe bán hàng lưu động

Giải pháp mới cho ngành kinh doanh thức ăn nhanh

Đào tạo mỹ thuật

Dạy nghề cấp Chứng Chỉ

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Vẽ tranh trên trần, trên tường, trên kính tại văn phòng OPPO Bình Dương

VẼ TRANH TRÊN TRẦN NHÀ - TRÊN TƯỜNG - TRÊN KÍNH RẺ ĐẸP TẠI BìNH DƯƠNG

Việc quét vôi, sơn nước cho tường nhà, trần nhà đã trở nên quá cổ điển trong phong cách nhà ở của người Việt Nam nói chung. Với nền mỹ thuật càng ngày càng tiến bộ, chúng ta cần có rất nhiều sự lựa chọn trang trí cho trần nhà, tường nhà và cả trên cửa kính trong suốt. 

Với việc luôn luôn cập nhật những xu hướng mỹ thuật mới nhất cho việc trang trí cơ quan, văn phòng, nhà ở, hôm nay công ty Ngôi Nhà Mỹ Thuật Bình Dương xin trân trọng giới thiệu đến quý khách hàng một mô hình trang trí sáng tạo, độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao đó là trang trí tranh vẽ cho trần nhà, tường nhà, cửa kính.

Không gian của nhà ở, nơi làm việc sẽ trông nghệ thuật hơn rất nhiều, tạo cảm giác thoải mái cho người ở với mô hình trang trí mỹ thuật mới lạ và rẻ đẹp này. Công ty chúng tôi nhận trang trí, vẽ tranh và tất cả các mô hình mỹ thuật liên quan đến nhà ở, cơ quan, quán cafe, trà sữa với giá cả cực kì cạnh tranh mà không kém phần chất lượng. 

Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng công trình trang trí tranh vẽ trên trần nhà, trên tường ở văn phòng công ty OPPO tại Bình Dương:

ve tranh tren tran nha re dep tai binh duong
Vẽ tranh trên trần nhà rẻ đẹp tại Bình Dương
Một tác phẩm độc đáo được thi công trên trần nhà với đội ngũ họa sĩ chuyên nghiệp của Ngôi Nhà Mỹ Thuật Bình Dương.
ve tranh tren tuong dep nhat tai binh duong
Vẽ tranh trên tường đẹp nhất tại Bình Dương
Với bàn tay tài hoa của những người họa sĩ của công ty chúng tôi, 4 bức tường thô cứng đã nhanh chóng trở thành một tuyệt tác nghệ thuật. Với cái tâm làm nghề của người họa sĩ, chúng tôi quan tâm nhiều nhất đến nét nghệ thuật mà tác phẩm mang lại hơn là lợi nhuận và những vấn đề khác. 


tranh tuong re dep nhat thu dau mot
Tranh tường rẻ đẹp nhất Thủ Dầu Một
Một tác phẩm đã được hoàn thành nhanh chóng để đảm bảo tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp. Đến với Ngôi Nhà Mỹ Thuật Bình Dương là đến với sự chuyên nghiệp và nghệ thuật. 


hoa si ve tranh dep tai binh duong
Họa sĩ vẽ tranh đẹp tại Bình Dương
 Với sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc cũng như kiến thức chuyên môn sâu rộng, công ty chúng tôi đã tạo dựng được uy tín với rất nhiều chủ đầu tư lớn nhỏ khác nhau.
ve tranh tren tran nha dep nhat
Vẽ tranh trần nhà đẹp nhất
 Hình ảnh anh họa sĩ của công ty miệt mài với tác phẩm của mình. Chúng tôi muốn tường thuật đến quý vị khách hàng những thước phim chân thật nhất về quy trình thi công một công trình mỹ thuật. Từ đó, quý khách hàng có thêm cơ sở để tin tưởng và đặt hàng tại Ngôi Nhà Mỹ Thuật Bình Dương.
ve tranh tuong, tran nha dep nhat
Vẽ tranh tường, trần nhà đẹp nhất 
Hình ảnh các họa sĩ miệt mài không kể ngày đêm để đảm bảo đúng thời gian khai trương, kinh doanh của doanh nghiệp. Với chúng tôi, uy tín và chất lượng được đặt lên hàng đầu. 

Để có được những tác phẩm mỹ thuật đẹp nhất cho nhà ở, cho văn phòng hoặc cơ sở kinh doanh của mình với giá cả thiết kế thi công cực kì cạnh tranh và chất lượng cao, quý khách hàng chỉ cần liên hệ về địa chỉ sau:


Hotline: 09.1111.0650 

ĐC: 220/31 Huỳnh Văn Lũy, Khu 7, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com




Zalo Viber Skype 24/7: 0919691463 ( Mr Bảo Việt)

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Chính thức phát hành sách 7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe

7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe


GIỚI THIỆU SÁCH

Nếu bạn là người khởi nghiệp kinh doanh quán cafe, thì đây nhất định là hành trang bổ ích dành cho bạn. Sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe" được biên soạn từ kinh nghiệm thực tế của một số chuyên gia từng nghiên cứu, từng thành công, từng thất bại với việc kinh doanh quán.
7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe
Quyển sách cần thiết cho người khởi nghiệp kinh doanh quán cafe
Mục tiêu chủ yếu là chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức THỰC TẾ để góp thêm hành trang cho những người lần đầu khởi nghiệp.

Chúng tôi không có phát hành nhiều, không ký gửi những nhà sách để bán, không tổ chức sự kiện chào mừng sách ra đời. Sách tùy duyên sẽ đến tay người có duyên với sách.

TÁC GIẢ

Quyển sách được tập thể Ngôi nhà Mỹ thuật chung tay tạo nên. Đây là lần đầu tiên viết sách, không phải nhà văn chuyên nghiệp nên khó tránh còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ mọi người.


7 ĐIỀU PHẢI BIẾT ĐÓ LÀ GÌ?


Bạn có thể đọc online (bản duy nhất trên website này) hoặc đặt mua sách để ủng hộ tác giả với giá chỉ 99k/quyển. Để đặt mua chỉ gần gửi email với tiêu đề Đặt mua sách đến email hotro.ngoinhamythuat@gmail.com

Cảm ơn bạn.

Những thứ nhất định phải chuẩn bị trước khi mở quán cafe

Đã trải qua 6 điều quan trọng trong 7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều niềm tin cho bản thân mình rồi đúng không. Bây giờ là bài viết cuối cùng, chúng ta cùng điểm lại một lần nữa để chuẩn bị thật tốt trước khi mở quán cafe nhé!

NHỮNG THỨ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI MỞ QUÁN CAFE TẠI BÌNH DƯƠNG

Những thứ cần chuẩn bị trước khi mở quán cafe là gì?

1. Chuẩn bị vốn và kế hoạch kinh doanh

Bạn còn nhớ bài viết về cách huy động vốn để mở quán cafe không? Nếu không nhớ thì xem lại bài viết Làm cách nào để huy động vốn.

Chuẩn bị vốn trước khi kinh doanh quán cafe

Vốn tức là chi phí đầu tư ban đầu + chi phí duy trì quán trong 3 đến 6 tháng. 

Chi phí đầu tư ban đầu thông thường bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua nguyên vật liệu, thiết kế trang trí quán, thuê chuyên gia đào tạo, thuê nhân viên, tiếp thị quảng cáo, giấy phép kinh doanh,...

Chi phí duy trì tức là chi phí cố định hàng tháng như: mặt bằng, nhân viên, nguyên vật liệu,...

Đó là những chi phí chúng ta cần chuẩn bị trước khi mở quán.

Song song đó, một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo cũng là điều quan trọng. Cần lập 1 kế hoạch lớn bao gồm những kế hoạch nhỏ ở trong: kế hoạch nhân sự, duy trì, chăm sóc khách hàng, tiếp thị quảng cáo,... điều cần thiết ở kế hoạch là một mục tiêu và đặt ra thời gian đạt được.

Bạn sẽ bán những thức uống nào? Có nên bán nhiều món không? Có nên bán kèm thức ăn nhanh không? Menu ra sao, giá cả thế nào? Có chính sách chăm sóc khách hàng không? Đó cũng là những điều cần chuẩn bị trước.

Những điểm trừ tệ hại:
- Không biết bắt đầu từ đâu trong mọi việc. Lúc nước đến chân mới bắt đầu suy nghĩ cách giải quyết.
- Không kiểm soát nguồn vốn, đang làm nửa chừng bị hụt vốn.
- Không hoạch định thời gian hoàn thành rõ ràng.
- Những sản phẩm thức uống đã lỗi thời, hoặc không phù hợp với đối tượng khách hàng của quán.
- Không theo dõi và chỉnh đốn kế hoạch phù hợp với thực tiễn.

2. Xác định rõ phân khúc khách hàng và phong cách của quán

Trong phần đầu của bài viết đầu tiên 6 bí quyết thành công của người kinh doanh quán cafe chúng ta đã nhấn mạnh Khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu, không có khách hàng thì sẽ không có quán. Vì vậy việc xác định rõ phân khúc khách hàng là điều tối quan trọng. Xin nhắc lại rằng đừng cố phục vụ tất cả mọi người, đừng cố ăn hết miếng bánh, hãy tập trung cho miếng bánh thị phần riêng của bạn thôi.
Xác định nhóm khách hàng cụ thể giữa muôn ngàn khách hàng khác nhau

Từ việc xác định được khách hàng chủ yếu của mình là ai rồi, thì chúng ta có thể định hình phong cách quán. Khách hàng chủ yếu là học sinh, người trung niên, văn phòng, lao động,... mà chúng ta chọn phong cách phù hợp. Ngôi nhà Mỹ thuật xin gợi ý bạn một số phong cách quán mà chúng tôi thường thiết kế: trẻ trung, teen, vintage, retro, hiện đại, độc đáo, cá tính, trầm lặng, cổ kính, cổ điển,..

Những điểm trừ tệ hại:
- Không xác định phong cách riêng, không có đặc điểm nổi trội.
- Không tập trung vào đối tượng khách hàng cụ thể.

3. Lựa chọn thời điểm và mặt bằng phù hợp

Bạn muốn khác biệt thì hãy mở quán cafe vào mùa mưa. Biết đâu lúc đó chỉ có mình bạn bán cafe và chiếm trọn thị trường không chừng. Nếu chiến dịch marketing của bạn giỏi, bạn vẫn có thể kinh doanh vào thời điểm không thuận lợi hoặc mặt bằng không thuận lợi.

Đối với người khởi đầu kinh doanh quán cafe tại Bình Dương, nếu không tự tin hoặc ít kinh nghiệm thì lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là nên chọn thời điểm thuận lợi, mặt bằng dễ tìm kiếm và đông dân cư. Bạn có thể xem lại bài viết 5 thời điểm thích hợp để mở quán cafe, trà sữa

Những điểm trừ tệ hại:
- Ham mặt bằng to, rẻ, đẹp, kể cả nó nằm ở khu vắng hoe.
- Ham mặt bằng ở vị trí đông đúc, nhưng nó quá nhỏ và không có chỗ giữ xe.
- Mỗi lần xe ngoài đường chạy qua chạy lại, ở trong quán giống hệt cái loa phóng đại tiếng ồn.
- Mùa nắng thì bụi, mùa mưa thì ngập, không có đường vào quán.
- Thuê mặt bằng không hợp đồng rõ ràng, chuẩn bị thu được vốn thì bị đòi lại mặt bằng.
- Trung bình 10 khách muốn đến quán, hết 9 người hỏi đường, và 5 người tìm không được.

4. Tìm người chuyên gia thiết kế và thi công quán

Tại sao cần tìm người thiết kế quán? Họ là ai?

Những nhà thiết kế thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những ý tưởng thiết kế quán mới mẻ. Họ biết về các nguyên lý thiết kế, biết về những mẫu mã đẹp, đặc biệt biết cách tạo ra nét riêng cho quán của bạn không trùng lặp.

Họ thường xuyên làm việc thiết kế trong nhiều năm nên kinh nghiệm của họ rất dày. Chi phí thiết kế cũng tương đối rẻ, ở Ngôi nhà Mỹ thuật thì thiết kế 3D hoàn chỉnh cũng chỉ tầm 50.000đ/mét vuông nền. Bạn có thể sử dụng mẫu thiết kế đó cho những quán về sau, nếu bạn có ý định tạo thành chuỗi cửa hàng. Bạn cũng cần bản thiết kế để cho quá trình thi công quán thuận lợi.

Người thi công quán cafe là ai? Để đảm bảo quán của bạn hoàn thiện giống như trong thiết kế, cần có 1 người giám sát chặt chẽ các đội thợ thi công. Chính bạn giám sát họ cũng được nhưng bạn có kiến thức về cái nghề của họ không? Một quán có thể có đến 7-10 đội thợ làm cùng lúc, bạn có thể quản lý nổi không?

Bạn nên tìm một nhà thầu chuyên thiết kế và thi công quán trọn gói giống như Ngôi nhà Mỹ thuật, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ, về chất lượng, về kỹ thuật, mỹ thuật, và còn bảo hành cho bạn về sau này nữa. Có việc gì bạn cũng chỉ cần gọi cho 1 người là xong, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị những việc quan trọng khác của quán thay vì phải tập trung thời gian và sức lực vào lĩnh vực mà mình hoàn toàn không biết. Nhà thầu sẽ lo trọn gói và giúp bạn giảm được tối đa chi phí phát sinh.

Những điểm trừ tệ hại:
- Tên quán trên bảng hiệu, tên quán trên facebook và tên quán trong menu, chẳng cái nào giống cái nào cả.
- Quán không có gì đặc biệt để gây ấn tượng hết.
- Tìm người nào làm quán cũng được, rẻ là được, mở quán trước đã, hư hỏng gì tính sau.
- Quán vừa bán vừa sửa chữa liên tục.

5. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu, dụng cụ

Nhà cung cấp nguyên liệu giá sỉ sẽ giúp cho quán đỡ tốn rất nhiều tiền. Nên cập nhật thêm thông tin về nhiều nhà cung cấp khác nhau để có được mức giá tốt, tuy nhiên nhớ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại ở Bình Dương cũng đã có nhiều cơ sở bán nguyên liệu pha chế, nhưng nếu cần thiết thêm thì bạn nên tìm ở TPHCM để được giá tốt nhất.

Đừng quên tìm người giao nước đá cho quán của bạn nhé!

6. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Một điều nữa cần thiết phải chuẩn bị trước khi mở quán cafe đó chính là nhân viên. Xem xét lại mô hình và phong cách quán, đưa ra thông tin tuyển dụng phù hợp. Một cách tuyển dụng hiệu quả là đăng bài ở những group việc làm Bình Dương, group có đông thành viên tham gia. Bài tuyển dụng nên ghi rõ những vị trí, mô tả công việc cũng như mức lương đề nghị để không phải mất thời gian trả lời nhiều lần cùng một nội dung.
Đào tạo nhân viên đồng bộ để đạt mục tiêu như kế hoạch đề ra

Nên đào tạo nhân viên trước ngày khai trương 1 tuần. Về tác phong, về cách phục vụ, về đối tượng khách hàng, về các chương trình ưu đãi,... Nếu được thì nói cho nhân viên biết mục tiêu định kỳ của quán và tạo động lực để cả quán cùng phấn đấu.

Những điểm trừ tệ hại:
- Nhân viên xơ xác, tác phong không đẹp.
- Nhân viên phục vụ tưởng mình là người mẫu thời trang.
- Hết trà không thay trà, trốn vào góc nào đó làm việc riêng.
- Không biết cách trả lời những câu hỏi thường gặp.
- Nhân viên bực dọc với khách, mặt như vừa bị ai lấy hết tiền.

7. Chuẩn bị cho ngày khai trương

Ngày khai trương chính là ngày đáng mong đợi. Đó là ngày sự nghiệp kinh doanh quán của bạn bắt đầu. Chúng ta đều mong muốn ngày đó thật may mắn, đạt doanh thu, đạt được độ hoành tráng và thu hút khách. Lên kế hoạch cho ngày khai trương sao cho thu hút thật đông người đến quán, và kéo dài nhiều ngày liên tiếp để tạo hiệu ứng số đông.
Đạt doanh thu mong muốn trong ngày khai trương là khởi đầu may mắn

Đa phần các quán đều có sự kiện ưu đãi cho ngày khai trương như giảm giá 10-30%, mua 1 tặng 1 hoặc mua 2 tặng 1, tặng quà, tặng phiếu rút thăm trúng thưởng,...

Thực tế có rất nhiều khách hàng đánh giá quán qua diện mạo ban đầu. Ngày khai trương bạn nên có nhiều hoa chúc mừng để cho khách hàng thấy bạn được nhiều người yêu mến.

Đừng quên huấn luyện nhân viên thật kỹ, phối hợp nhịp nhàng và ăn ý để không phải loay hoay trong ngày khai trương, đó là chất lượng phục vụ. Còn về chất lượng sản phẩm cũng phải thật tốt, giá cả phải phù hợp, nếu bạn không muốn khách hàng chỉ đến 1 lần duy nhất vào ngày khai trương.

Những điểm trừ tệ hại:
- Quán đông, khách chờ dài cổ vẫn chưa được phục vụ. Dàn nhân viên thì cứ đi trình diễn thời trang. Khi oder xong lại chờ đợi tiếp. Khi có thức uống đến, khách chợt phát hiện ra rằng quán đã làm nhầm món mà mình gọi. Lạ một điều là khi tính tiền lại rất nhanh.
- Quán đông, nhân viên đông hơn khách. 1 nhân viên pha chế, 5 nhân viên đứng nhìn.
- Lúc vào quán, gửi xe chỗ này. Lúc ra, xe chỗ nào tìm không ra. Lúc tìm thấy thì nó đang bị những chiếc xe khác bao vây. Giả vờ than thở nhưng anh giữ xe lực lưỡng vẫn vô tư và hồn nhiên chat video với bạn gái.
- Menu quán giống hệt cái siêu thị, món nào cũng có. Thế nhưng lúc gọi món thì 4/5 món trong đó "Dạ món này vừa mới hết ạ"

8. Marketing cho quán

Nếu bạn có kinh nghiệm và ý tưởng về những hình thức marketing cho quán thì thật là tuyệt vời. Nhưng đừng quên nhiệm vụ của bạn không phải là nhân viên marketing. Nếu quán hoạt động được một thời gian rồi, nên tuyển 1-2 người nhân viên làm việc bán thời gian để tạo sự kiện và tiếp thị cho quán bạn. Thứ nhất là họ chuyên hơn bạn, thứ hai là bạn có thời gian dành cho việc quan trọng hơn.

Quán nên có 1 fanpage hoặc nếu tốt hơn nữa nên có 1 website. Một số chủ quán kết hợp cả fanpage và facebook cá nhân để mang đến nhiều hiệu quả.
Cách viết một bài quảng cáo sự kiện của quán trên kênh facebook
Chia sẻ riêng về phần marketing này, CEO Ngôi nhà Mỹ thuật - Huỳnh Nguyễn Bảo Việt nhấn mạnh những điều quan trọng như sau:

"Xác định rõ mục tiêu marketing của quán là để làm gì? Bán hàng nhiều hơn, chăm sóc khách hàng, PR quán,... Nên tạo sự kiện độc đáo, tránh bắt chước quán khác, có lợi ích trực tiếp đối với khách hàng. Khoảng cách các sự kiện đừng nên gần nhau quá cũng đừng thưa thớt quá. Lúc trước ở HennaHouse, quán tôi chủ yếu phục vụ khách hàng tuổi teen, tôi có 3 nhân viên marketing ngang tuổi với khách hàng và họ làm việc bán thời gian. Tôi cử 1 bạn làm trưởng nhóm để đề xuất những kế hoạch hữu ích ngắn hạn lẫn dài hạn, và 2 bạn còn lại để triển khai kế hoạch sau khi tôi duyệt qua. Tôi chọn Nhân viên ngang tuổi với khách để hiểu được tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp hơn.

Tôi sẽ nói nhiều về phần marketing này, vì với tôi nó cũng giống như một môn nghệ thuật. Nghệ thuật viết bài quảng cáo và Nghệ thuật tác động tâm lý khách hàng.

Nghệ thuật viết bài quảng cáo là gì? Thông thường một bài viết quảng cáo có 2 phần chính là Tiêu đề và Nội dung. Trong nội dung thì có 2 phần là bài viết và hình ảnh. Tiêu đề, bài viết, hình ảnh, là 3 điều cần tìm hiểu để có 1 bài viết hiệu quả. Cách viết bài thì rất nhiều trang web đã chia sẻ (kể cả facebook) nên tôi chỉ nhấn mạnh một vài điều. Bài viết đừng dài dòng, trước khi 1 người chán đọc rời bỏ bài viết thì phải cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng cho họ, bài viết tuyệt đối không viết sai chính tả trừ khi bạn cố ý.

Tôi muốn thu hút khách hàng là học sinh cấp 2, cấp 3 trong khu vực, tuy nhiên diện tích quán không đủ để chứa nhiều khách hàng như vậy. Tôi chọn cách chia ra xen kẽ, 3 ngày ưu đãi chỉ dành cho học sinh trường A, B và 3 ngày sau là dành cho học sinh trường X, Y. Chỉ đích danh tên khách hàng nhận ưu đãi, họ sẽ nhớ sự kiện đó là dành riêng cho họ chứ không ai khác.

Khi vào mùa nhập học, muốn tăng doanh thu buổi sáng, tôi chạy 1 sự kiện ưu đãi dành riêng cho khách hàng mặc áo dài trong giới hạn thời gian chỉ là buổi sáng. Tôi có được đối tượng khách đúng như mình muốn, những người không mặc áo dài sẽ nghĩ sự kiện này không dành cho họ, quên nó đi.

Tâm lý con người thường quan tâm những điều thuộc về mình trước tiên. Một sự kiện GIẢM 5% CHO KHÁCH ÁO ĐỎ, khách thường nghĩ ngay rằng, mình có áo nào màu đỏ không nhỉ? Vì muốn cho thấy mình có áo đỏ nên họ sẽ đến quán chứ thực chất không phải vì để được 5% giảm giá.

Marketing không hẳn chỉ là tạo những sự kiện, có nhiều hình thức marketing khác nhau. Tôi có một anh bạn cực kỳ giỏi marketing, là chủ quán Trái Cây Cầu Vồng ở Trảng Bom, Đồng Nai. Bạn có thể tìm quán anh ấy trên facebook để tham khảo CÁCH THỨC PR và marketing cho quán, cũng như HIỆU QUẢ THỰC TẾ mà hoạt động marketing mang lại. "

Những điểm trừ tệ hại:
- Bài quảng cáo sai chính tả. Bài viết quá dài dòng, đoạn sau không bổ nghĩa cho đoạn trước, đoạn trước không bổ nghĩa cho tiêu đề.
- Tạo sự kiện cho học sinh ngay trong mùa nghỉ hè. Ưu đãi cho công nhân trong khung giờ họ làm việc và không thể rời khỏi xí nghiệp nửa bước.
- Nhân viên không nắm thông tin rõ về sự kiện để trả lời khách. Khách đến quán và nhân viên không áp dụng ưu đãi, để khách nhắc khéo.
- Có 1 kiểu và áp dụng nhiều lần. Tuần nào cũng giảm 5%, tuần này đi không được tuần sau hay tháng sau đi cũng được, chẳng sao.
- Sự kiện chẳng hấp dẫn tí tẹo nào!

9. Quản lý quán

Điều sau cùng bạn nên chuẩn bị là cách thức quản lý quán. Bạn xem lại 5 cách quản lý quán hiệu quả nhé. Sau khi mọi thứ hoàn tất, đây chính là phần việc của riêng bạn, bạn có thể thay thế công việc của nhân viên khác, tuy nhiên không ai có thể thay thế bạn trong việc này được.

Những điểm trừ tệ hại:
- Quản lý nhân sự không nghiêm ngặt.
- Quản lý doanh thu không chặt chẽ, không kiểm tra định kỳ.
- Quản lý nguyên liệu không kỹ lưỡng, gây thất thoát nguyên liệu.
- Không định hướng phát triển về sau.

7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe
7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe

Tới đây, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã theo dõi suốt 7 bài viết của sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe". Hi vọng đây sẽ là một hành trang bổ ích cho người khởi nghiệp kinh doanh quán cafe hoặc trà sữa.

Nếu có những thiếu sót, mong nhận được phản hồi qua email hotro.ngoinhamythuat@gmail.com


Ngôi nhà Mỹ thuật Bình Dương
Thiết kế - Thi công - Trang trí Mỹ thuật
Hotline: 09.1111.0650
_________________________________________
Đón xem thêm những bài viết cùng chuyên mục:

Đây là bản online duy nhất của sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe" thuộc bản quyền của Ngôi nhà Mỹ thuật. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. Nếu có điều kiện hãy đặt mua sách để ủng hộ tác giả qua email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

5 thời điểm thích hợp để mở quán cafe

Qua 5 bài viết trong quyển sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe", chúng ta đã phần nào biết được những bí quyết kinh doanh, những lý do nên đầu tư quán, những cách quản lý quán,... Chắc hẳn cũng đã là một hành trang tạm ổn cho bạn - người khởi nghiệp kinh doanh quán. Bây giờ chúng ta cùng xem tiếp xem 5 thời điểm nào là phù hợp để khởi đầu kinh doanh để có cho mình một kế hoạch phù hợp nhé!

THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ MỞ QUÁN CAFE

Đối với người kinh doanh tài ba, thời điểm nào cũng có thể khai thác được, vì họ biết cách biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Nhưng đối với người khởi đầu thì chọn thời điểm dễ kinh doanh nhất là điều nên xem xét kỹ. Bởi nếu nắm được 5 thời điểm thích hợp để mở quán cafe, thì bạn có thể tránh được việc phải bù lỗ trong 3-6 tháng đầu tiên.


1. Thời gian - Thiên thời

Ở nước ta nói chung và ở Bình Dương nói riêng, thời tiết trong năm có những mùa khác nhau. Nếu khai thác đúng lúc sẽ có những thành tựu bất ngờ mà không phải phí công phí sức nhiều.
Nên chọn khoảng thời gian đẹp nhất trong năm để khởi đầu, mọi việc sẽ suôn sẻ
Loại hình kinh doanh cafe trà sữa phù hợp với mùa khô và nắng nóng hơn, do nhu cầu uống nước của con người nhiều hơn. Các dịp cuối năm có nhiều lễ hội, cũng là thời gian thích hợp để mở quán hoặc thay đổi trang trí quán nhằm thu hút khách hơn.

2. Không gian - Địa điểm - Địa lợi

Yếu tố thứ 2 chính là địa điểm kinh doanh. Địa phương kinh doanh tốt nhất là nơi tập trung đông dân cư, có thể là người dân hoặc người nhập cư cũng được. Lưu ý là lượng khách tại cùng 1 địa điểm có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo thời gian. Ví dụ như ở quê tuy ngày thường vắng vẻ, nhưng ngày lễ tết người dân trở về quê sẽ tập trung đông, bù lại các thành phố thì sẽ thưa thớt hơn ngày thường.
Chắc hẳn bạn đã từng mệt mỏi nhiều ngày tháng đi tìm kiếm mặt bằng phù hợp
Kế đến là mặt bằng bạn định kinh doanh, liệu nó có dễ tìm kiếm, có đông người qua lại vào buổi sáng hoặc buổi tối (thời điểm phù hợp để đi uống cafe), có gần trường học hay cơ quan xí nghiệp nào không. Hãy đảm bảo người ta tìm được nó dễ dàng để bạn đỡ tốn công chỉ đường cho từng khách, đỡ tốn chi phí marketing, các nhà cung cấp nguyên liệu cũng dễ dàng giao hàng cho bạn hơn.

Lời khuyên từ Chuyên viên Thiết kế của Ngôi nhà Mỹ thuật - Nguyễn Phát Lợi - nên tìm mặt bằng có chỗ giữ xe thuận lợi.

3. Khách hàng - Con người - Nhân hòa

Phân khúc khách hàng phù hợp với mô hình quán của bạn. Nếu bạn mở quán cafe sang trọng, nên tập trung vào khách công sở. Nếu đối tượng là học sinh, thì xem xét về giá cả phục vụ. Mở quán phong cách quá chững chạc ở ngay cạnh trường tiểu học là tự bạn đánh mất một lượng khách hàng tiềm năng lớn.

Người khởi đầu kinh doanh thường ít chú ý đến vấn đề khách hàng này. Thông thường chỉ dựa vào lượng khách có sẵn, ví dụ như thấy gần trường học và mở quán phù hợp với học sinh. Nhưng không may vừa mở quán chưa lâu, trường học đó đã dời chỗ khác?! Có chứ, nhiều trường hợp dở khóc dở cười như vậy lắm. Đối với mô hình quán nhỏ thì thôi kệ, không sao, cùng lắm là đổi phong cách là xong. Nhưng nếu đối với mô hình có thương hiệu, chi phí đầu tư lớn thì thật là thảm kịch.

Người kinh doanh giỏi biết cách đi tắt đón đầu, đầu tư ở nơi sắp sửa xây trường học hoặc khu công nghiệp, thuê mặt bằng dài hạn với chi phí rất rẻ. Đúng thời điểm trường học hoặc khu công nghiệp xây dựng lên, bạn có khách hàng là những người thợ thi công, sau đó là tới công nhân viên, và cuối cùng là học sinh trường đó. Là quán duy nhất phục vụ nước uống ở khu vực đó, đối thủ gần như bằng 0, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận không tả hết. Thật là tuyệt đúng không?

4. Tài chính - Đủ vốn

Bạn muốn mở quán cafe sang trọng nhưng chỉ có 100 triệu trong tay. Ước tính chi phí đầu tư cho quán sang trọng là 300 triệu. Vậy bạn đừng vội vàng, đó cũng là một hình thức thời điểm chưa chín mùi. Hãy tích góp đủ 300 triệu. Rất nhiều người bị hụt chi phí đầu tư do phát sinh, thiếu kiến thức, thiếu kế hoạch tài chính, những rủi ro ngoài dự kiến, ... cho nên chỉ nên mở quán vào lúc tài chính có đủ để đảm bảo an toàn cho bạn và quán của bạn.

Bạn còn nhớ những cách huy động vốn mà chúng ta tìm hiểu trong bài số 4 "Làm cách nào để huy động vốn mở quán cafe" không?


5. Niềm tin và Kế hoạch hoàn chỉnh

Nói chung là kinh doanh sẽ có thời điểm tăng và giảm, suy và thịnh, đó là quy luật bình thường bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng phải trải qua, bạn không nên quá ủ rũ khi quán hoạt động chậm vào thời điểm nào đó, mà nên chuẩn bị sẵn để đón nhận thử thách, nó không chỉ đến 1 lần mà sẽ đến mỗi năm 1 lần, ít nhất là như vậy. Bạn cần có niềm tin mãnh liệt vào bản thân và mô hình kinh doanh của mình, chung quy người trụ lại với quán cũng chỉ có một mình bạn mà thôi.
Nếu bạn không tin vào bản thân, không ai thay bạn làm điều đó
Bạn cũng đừng vội vàng mở quán khi thấy mặt bằng đẹp quá, thời cơ tốt quá, có đủ vốn rồi, mà trong tay chưa có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Lời khuyên quen thuộc là "Đừng lập kế hoạch để thất bại", thà đừng tham chiến còn hơn là xông trận mà không có đường lối chắc chắn. Chẳng ai khóc khi bạn không chịu khởi đầu, họ chỉ cười khi bạn lỗ mãng và thất bại mà thôi.

Giữa người với người, khoảng cách ngắn nhất là IQ, khoảng cách xa nhất là sự kiên trì.

Nếu kinh doanh dễ dàng thì không có gì để suy nghĩ, ai cũng kinh doanh hết rồi. Bài viết cuối cùng sẽ chia sẻ với bạn những gì cần chuẩn bị trước khi mở quán, nhưng trước khi qua bài viết đó, bạn hãy lấy 1 mẫu giấy ghi lại những thời điểm phù hợp để kinh doanh quán của bạn. Chia mẫu giấy làm 2 cột, 1 bên là thuận lợi (ưu thế), còn 1 bên là khó khăn (nhược điểm). Nếu cảm thấy khó khăn nhiều hơn thuận lợi, 1 là tự bạn tìm cách giải quyết những khó khăn đó hoặc gửi chúng lại cho chúng tôi qua email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com để chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm phù hợp riêng cho bạn. Cách còn lại là xem xét thời điểm khác với ít khó khăn hơn, đó cũng là một phần trong kế hoạch.

Bây giờ gần như bạn đã nắm trong tay tất tần tật kiến thức cần thiết để mở quán cafe. Trước khi kết thúc quyển sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe" chúng ta cùng nhắc lại 1 lần nữa những gì cần chuẩn bị trước khi mở quán. Bài viết cuối cùng chúng tôi sẽ đề xuất cùng bạn về những điều cần chuẩn bị, để bạn có một hành trang vững chắc, có thêm niềm tin và động lực để thực hiện ước mơ của mình.
_________________________________________Đón xem thêm những bài viết cùng chuyên mục:
Đây là bản online duy nhất của sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe" thuộc bản quyền của Ngôi nhà Mỹ thuật. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. Nếu có điều kiện hãy đặt mua sách để ủng hộ tác giả qua email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com

6 bí quyết thành công của người kinh doanh quán cafe



Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

5 cách quản lý quán cafe hiệu quả

Quản lý quán cafe Bình Dương - không phải ai cũng nắm bắt được phương pháp quản lý quán cafe hiệu quả. Bài viết này Ngôi nhà Mỹ thuật sẽ chia sẻ một số cách quản lý quán dành cho người mới khởi đầu kinh doanh quán tại Bình Dương.


Trước tiên, chúng ta nên hiểu rõ, quản lý quán là quản lý những vấn đề nào, để tránh tình trạng mờ mịt và không tập trung. Những vấn đề mình cần quản lý chính là: Quản lý nhân viên, Quản lý doanh thu, Quản lý nguyên liệu. Trước khi tìm hiểu 5 cách quản lý quán hiệu quả, chúng ta sẽ nói về 3 vấn đề chính mà chủ quán cần quản lý.

1. Quản lý nhân viên

Nhân viên chính là bộ mặt của quán. Khách hàng không biết, không bận tâm chủ quán là ai, vì người tiếp xúc trực tiếp với họ chính là nhân viên phục vụ hoặc thu ngân chứ không phải chủ quán.

Ngoài ra nhân viên pha chế (chính) và nhân viên giữ xe (phụ) cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khách hàng. Nhân viên pha chế quyết định chất lượng sản phẩm của bạn. Nhân viên giữ xe quyết định thái độ phục vụ của quán. Bạn có thích đến quán có bạn nhân viên giữ xe niềm nở, thường hay dắt xe giúp mình, hỏi mình đi về hướng nào, thậm chí khi quán full chỗ, bạn ấy còn hỏi mình có cần oder mang về để bạn ấy oder giúp cho mình?

Rèn luyện cho nhân viên thái độ niềm nở với khách, yêu thích và có trách nhiệm với công việc của mình, đoàn kết với đồng nghiệp,... chính là nghệ thuật quản lý nhân viên.

2. Quản lý doanh thu

Rất nhiều trường hợp quán thất thoát doanh thu do không quản lý đúng cách. Nên phân công người thu ngân hoặc kế toán riêng, đừng để nhân viên oder cũng có quyền thu nhận và hoàn tiền cho khách một cách lộn xộn. Phân công nhân viên phụ trách theo từng vị trí, trao quyền quản lý từng khu nhỏ trong quán nếu quán rộng, dễ quản lý lượng khách hàng ra vào thay đổi vị trí, tránh thất thoát doanh thu mà vừa ảnh hưởng chất lượng phục vụ.

Camera giám sát sẽ giúp bạn quản lý quán từ xa, tuy nhiên khách hàng và nhân viên không bao giờ thích ngồi gần camera, bạn nên nhớ kỹ điều đó. Nếu có người thân hỗ trợ trong việc quản lý sẽ tốt hơn, điều này chúng ta sẽ bàn thêm ở phần dưới là phần chính của bài viết.

Luôn xem những báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để theo dõi doanh thu, đảm bảo doanh thu đạt đúng kế hoạch của mình.

3. Quản lý nguyên liệu

Nhân viên pha chế có thể cắt giảm nguyên liệu hoặc vì lý do nào đó nguyên liệu bị hao hụt. Nắm rõ công thức là việc cần làm của người chủ quán, người quản lý và người pha chế. Chủ quán cần nắm rõ lượng nguyên liệu nhập vào và số lượng bán ra phù hợp, quản lý chỉ là người đưa báo cáo cho chủ quán và thực thi những mệnh lệnh của chủ quán đề ra.

Không quản lý nguyên liệu chặt chẽ cũng là một yếu tố dẫn đến thất bại của một quán. Vì nó tác động trực tiếp đến chi phí cố định và doanh thu.

NHỮNG CÁCH ĐỂ QUẢN LÝ QUÁN CAFE


Phần đầu bài viết chúng ta đã biết những vấn đề quan trọng mà một quán cần quản lý. Vậy thì cách quản lý chúng ra sao? Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về 5 cách để quản lý quán nhé.

1. Tự quản lý

Đây là cách thông thường và phù hợp với quán mới mở, vốn ít. Nhưng nếu không có kinh nghiệm quản lý kinh doanh thì có thể sẽ lúng túng, e dè. Nếu có điều kiện, hãy đi học 1 số khóa quản lý ngắn ngày, học online, đọc sách để bồi dưỡng kiến thức.

Hãy luôn nhớ rõ mình là chủ quán, công việc của mình không phải là công việc của người pha chế, không phải công việc của người phục vụ, nhưng mình cũng phải giỏi trong những công việc đó nhé!

Cách thức Tự quản lý quán cafe yêu cầu bạn tốn nhiều thời gian ở quán, quỹ thời gian bạn dành cho việc khác như gia đình, giải trí sẽ bị thu hẹp lại, cần chuẩn bị rõ tâm lý trước khi mở quán.

2. Dùng phần mềm quản lý

Phần mềm quản lý bán hàng là một trợ thủ đắc lực của chủ quán, là một nhân viên rẻ tiền nhất nhưng làm được việc nhất. Chúng tôi luôn khuyên chủ quán nên sử dụng phần mềm, nó có thể quản lý tốt về doanh thu, hàng tồn kho, báo cáo kinh doanh ngay lập tức khi chúng ta muốn ở bất cứ thời điểm nào. Thật tiện lợi đúng không?
Giao diện các phần mềm này ngày càng dễ sử dụng

Một số phần mềm bạn có thể tham khảo như KiotViet, Misa, Cukcuk,... là những phần mềm có thương hiệu, có công ty và có nhân viên tư vấn nhiệt tình.

Cẩn thận khi dùng những phần mềm miễn phí khác trên mạng. Rất có thể khi bạn chấp nhận cài đặt phần mềm đó đồng nghĩa với một loại virus đã xâm nhập vào máy tính, thu thập số liệu và hoạt động của quán bạn như số tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, tự động chuyển khoản,... Hãy luôn tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

3. Thuê người quản lý

Dù sao đi nữa, phần mềm cũng không thể thay thế con người, không thể linh động trong việc xử lý tình huống khẩn cấp ở quán, không thể theo dõi nhân sự tinh anh bằng con người được. Hãy suy nghĩ thời điểm thích hợp để thuê người quản lý và ai sẽ là người quản lý phù hợp cho quán mình.

Người quản lý đó khác bạn, bạn có thể không biết về quản lý quán, nhưng người đó nhất định phải biết. Nên chọn những người thân tín để giao trách nhiệm này. Chính họ sẽ thay mặt bạn giải quyết mọi vấn đề khi bạn không có mặt.

4. Cho nhân viên tự quản lý

Nếu bạn là người giỏi điều phối nhân sự, biết cách thu phục lòng người, có nghệ thuật giao tiếp tốt, và đặc biệt là đối đãi thoải mái với nhân viên. Họ có thể tự quản lý khi bạn vắng mặt mà bạn không cần lo ngại.

Bạn có thể giao quyền hạn cho họ, nhưng đừng giao tiền bạc quá nhiều cho họ. Hãy nhớ ma lực của đồng tiền có thể thay đổi lòng người. Khi bạn quan tâm nhân viên của mình đúng cách, họ sẵn lòng làm việc hết lòng cho bạn.

5. Cho khách hàng tự quản lý

Nghe có vẻ khó tin, nhưng một số quán đã áp dụng hình thức này hiệu quả. Thậm chí khách hàng đến, tự giữ xe, tự pha nước, tự uống, tự rửa ly sau đó tự trả tiền vào hộp tiền nữa. Tuy nhiên nếu áp dụng hình thức này ở Bình Dương, bạn nên cân nhắc kỹ về mô hình quán.

Trên đây là những chia sẻ về cách thức quản lý quán cafe hiệu quả. Tùy theo mô hình của quán mà bạn cần chọn một hay kết hợp nhiều cách quản lý với nhau cho phù hợp.

Biết cách quản lý quán, biết các điều cần thiết khác rồi, bài viết tiếp theo chúng ta sẽ xem lựa chọn 5 thời điểm thích hợp nhất để khởi đầu kinh doanh và những thứ cần chuẩn bị nhé!
_________________________________________Đón xem thêm những bài viết cùng chuyên mục:
Đây là bản online duy nhất của sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe" thuộc bản quyền của Ngôi nhà Mỹ thuật. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. Nếu có điều kiện hãy đặt mua sách để ủng hộ tác giả qua email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com

6 bí quyết thành công của người kinh doanh quán cafe

Làm cách nào để huy động vốn mở quán cafe tại Bình Dương

Điều số 4 trong 7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe chính là vốn. Làm cách nào để huy động vốn? Số vốn để mở quán cafe là khoảng bao nhiêu? Có thể kinh doanh cafe với số vốn 0 đồng hay không? Chúng ta cùng đọc hết bài viết này để tham khảo thêm nhé!

CÁCH HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ MỞ QUÁN CAFE


Trước tiên, điều chúng ta cần làm là xác định số vốn cần thiết để mở mô hình quán của mình. Tùy theo quy mô, diện tích, chất lượng,... mà số vốn là nhiều hay ít.

Vốn tức là chi phí đầu tư ban đầu + chi phí duy trì quán trong 3 đến 6 tháng. Lời khuyên của chúng tôi là Đừng dại dột mang tất cả tài sản của mình ra đầu tư một quán hoành tráng, mà quên dự phòng chi phí duy trì, ít nhiều nó sẽ gây cho chủ quán rất nhiều khó khăn.

Chi phí đầu tư ban đầu thông thường bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, mua nguyên vật liệu, thiết kế trang trí quán, thuê chuyên gia đào tạo, thuê nhân viên, tiếp thị quảng cáo, giấy phép kinh doanh,...

Chi phí duy trì tức là chi phí cố định hàng tháng như: mặt bằng, nhân viên, nguyên vật liệu,...

Chia sẻ từ Huỳnh Nguyễn Bảo Việt - CEO Ngôi nhà Mỹ thuật, người từng kinh doanh quán cafe HennaHouse và hiện tại đang là chuyên gia Thiết kế Thi công quán cafe tại Bình Dương:
Huỳnh Nguyễn Bảo Việt - CEO (Giám đốc Điều hành) Ngôi nhà Mỹ thuật
"Đối với cá nhân tôi, việc lập nên một kế hoạch hoàn hảo trước khi mở quán là điều cần thiết nhất. Kế hoạch đó bao gồm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch nhân sự và định hướng phát triển. Cho đến khi nào thật sự cảm thấy đã hiểu về những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh, cảm thấy kế hoạch đã ổn, lúc đó mới nên mở quán. Nếu không biết kế hoạch của mình có ổn không, bạn nên tìm cố vấn từ những chuyên gia hoặc những người đi trước trong lĩnh vực kinh doanh quán. Đừng cố hỏi nhiều người không chung chí hướng, thậm chí cả việc pha cafe họ cũng không biết thì làm sao chia sẻ cho bạn được?"

MỞ QUÁN CAFE CẦN BAO NHIÊU VỐN?


Với công thức chia sẻ trên, cùng với kinh nghiệm thực tế mà Ngôi nhà Mỹ thuật đã làm trên 34 quán cafe lớn nhỏ, chúng tôi rút ra được số vốn cần thiết để mở quán cafe. CFO Ngôi nhà Mỹ thuật - Bùi Thị Thương - chia sẻ:
CFO Ngôi nhà Mỹ thuật
Thương Bùi - CFO (Giám đốc Tài chính) Ngôi nhà Mỹ thuật

"Số vốn mở quán tùy thuộc vào mô hình bạn muốn kinh doanh là lớn hay vừa hay nhỏ. Trung bình chỉ cần khoảng 50-100 triệu bạn đã có một quán cafe xinh xắn cho mình. Nhưng nếu bạn muốn quán theo phong cách sang trọng thì số vốn lên đến 500-700 triệu, hoặc đến hàng tỷ nếu bạn chọn hình thức nhượng quyền từ thương hiệu nổi tiếng."

CÁCH ĐỂ GIẢM NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ QUÁN CAFE


Có một số cách để giảm nguồn vốn đầu tư để bạn tham khảo:

-Kết hợp kinh doanh cùng nhiều người theo phương thức cổ phần.
-Kết hợp kinh doanh cùng người có mặt bằng trống.
-Kết hợp kinh doanh cùng người đang kinh doanh sản phẩm giống như bạn.

KINH DOANH CAFE VỚI 0 ĐỒNG VỐN


Thật ra bạn vẫn có thể kinh doanh cafe trà sữa với mức vốn thấp nhất là 0 đồng. Đó là cách kinh doanh online, ship đến tận nơi cho khách. Tuy nhiên do mục đích của quyển sách chuyên mục này là giúp bạn mở được quán cho mình, nên chúng ta sẽ không bàn nhiều về vấn đề kinh doanh không mở quán. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm kinh nghiệm về kinh doanh online có thể gửi nội dung về email hotro.ngoinhamythuat@gmail.com để chúng tôi hỗ trợ riêng cho bạn.

KINH DOANH QUÁN VỚI VỐN ĐẦU TƯ 10-100 TRIỆU


Với 10 triệu, bạn có thể đầu tư một chiếc xe đẩy và bán ở vỉa hè, với những chiếc bàn ghế gọn nhẹ. Đừng xem thường mô hình này nhé, thực tế có nhiều người thành công rồi đấy.

Với số vốn 100 triệu, bạn nên chọn thuê mặt bằng dưới 10 triệu/tháng vì cả tiền mặt bằng và tiền cọc mặt bằng có thể đã chiếm của bạn mất 20-30 triệu. Hãy đảm bảo mặt bằng có thể chứa được 20-30 khách, mặc kệ nó ở vị trí đẹp hay là trông nó quá xấu xí, nên nhớ mọi thứ đều có thể giải quyết được ngoại trừ việc nới rộng mặt bằng ra 4 phía! Số tiền còn lại khoảng 70-80 triệu, đủ để bạn thuê một chuyên gia setup quán làm trọn gói cho bạn, họ sẽ lo cho bạn từ thiết kế trang trí cho đến nguyên vật liệu, quầy pha chế, điện đèn, bảng hiệu, nhân viên, marketing cho quán bạn,... mà bạn không bao giờ làm được với cùng số tiền đó.

Thông thường tâm lý người kinh doanh quán với vốn ít sẽ rất lo âu và hoài nghi, từng ly từng tí đều muốn biết giá để xem mình có đủ tiền đầu tư không. Lo ngại nhất là đặt lòng tin không đúng người, lo ngại thứ hai là không tin tưởng người chuyên gia, họ có uy tín không, họ có dồn hết tâm sức cho quán của mình không.. Bạn nên tìm hiểu những người chuyên setup và decor quán, chứ đừng nên giao phó cho những nhà thầu nhà ở. Quán và nhà ở khác nhau rất nhiều, nhà ở phục vụ cho chủ nhà, còn quán phục vụ cho khách hàng. Những người chuyên nghiệp thường xuyên nghiên cứu thị trường, để có giải pháp tốt nhất cho bạn.

NHƯỢC ĐIỂM KHI VỐN ÍT NHƯ THẾ?
Giá cả phải phù hợp với không gian của quán

Vốn ít, bạn khó có được 1 quán đẹp lung linh, sang trọng. Giá thành thức uống cũng không thể quá cao, lợi nhuận vì thế cũng không nhiều. Chưa kể một số đối thủ xung quanh tác động, cạnh tranh. Cần có những chiến lược khéo léo để đảm bảo lượng khách hàng cho quán.

CÁCH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ


Đây là vấn đề chính của bài viết này. Làm cách nào để kêu gọi, huy động thêm vốn để bạn thực hiện ước mơ kinh doanh quán cafe của mình? Đi vay ngân hàng, vay từ bạn bè, người thân, đi làm để tiết kiệm,... là những cách thông thường để có vốn.
Làm cách nào để huy động vốn kinh doanh quán cafe?

Trong trường hợp vay ngân hàng, bạn cần có giấy phép kinh doanh và đảm bảo đã hoạt động trên 1 năm. Điều này chỉ phù hợp đối với người đã có quán và muốn mở chi nhánh.

Vay từ bạn bè, người thân, đừng nên chỉ nói miệng không thôi, nên cho họ xem kế hoạch của bạn ra sao, họ biết bạn có thật sự tâm huyết và đủ kiến thức để mở quán hay không. Trường hợp được cho vay, bạn nên thực hiện cam kết bằng văn bản và trả tiền đúng thời hạn.

Chia sẻ cổ phần, hùn hạp. Đây là một hình thức kinh doanh tương đối phức tạp cho người khởi đầu. Bạn nên tìm một luật sư để tư vấn cho bạn về các hợp đồng cần thiết và hợp pháp.

Đi làm để tiết kiệm. Đây dường như là số vốn an toàn, không có lãi suất, tuy nhiên thời gian có thể là rất lâu, bạn nên nghiên cứu thêm về việc tiền mất giá theo thời gian nếu muốn tiết kiệm theo hình thức này.

Sử dụng thẻ tín dụng. Lãi tín dụng so với lãi ngân hàng thì thấp hơn, nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ để sử dụng thông minh.

Bán tài sản có giá trị. Chúng tôi không đề nghị bạn bán xe, bán máy tính, bán điện thoại,... đây chỉ là một trong những cách huy động vốn mà chúng tôi liệt kê để giúp bạn. Thật sự có một số doanh nhân lớn cũng đã từng phải bán tài sản của mình đi để đầu tư vào mô hình kinh doanh khác mà họ tự tin sẽ thu về lợi nhuận cho họ. Điển hình như câu chuyện về ngài Steve Woziniak (người đồng sáng lập công ty Apple hiện nay) đã từng bán máy tính HP của mình với giá 500USD, cuối cùng được người mua lại với giá 250USD.

Nên nhớ kỹ một điều rằng sản phẩm của bạn sinh lợi nhuận bao nhiêu? Và tuyệt đối không vay với lãi suất cao hơn con số đó, nếu bạn không muốn càng ngày càng lún sâu vào nợ nần.

Nhờ sự trợ giúp của chuyên gia thiết kế như Ngôi nhà Mỹ thuật. Hiện tại chúng tôi có chính sách hỗ trợ người mới khởi nghiệp với lãi suất 2% trong thời gian 3 tháng, số tiền vay không vượt quá 30% hợp đồng thi công quán. Đây là chính sách rất tuyệt dành cho người khởi nghiệp ít vốn, tuy thủ tục có rườm rà là điều tất yếu, nhưng bù lại bạn được vay một số vốn không nhỏ mà lãi suất rất thấp. Nếu cần hỗ trợ vốn kinh doanh quán, bạn có thể liên hệ để chúng tôi gửi email về chính sách hỗ trợ đó.

CẨN THẬN KHI HUY ĐỘNG VỐN

Dù sao đi nữa, hãy luôn cẩn thận, bạn biết đấy, ma lực của đồng tiền rất lớn, nó có thể thay đổi rất nhiều thứ tưởng như không thể.
Luôn cẩn thận với ma lực của đồng tiền

Hãy cẩn thận trước những lời chào mời cho vay, nên tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp cho vay đó trước khi nhận lời mời, tránh lừa đảo.

Hãy sử dụng đồng vốn khéo léo, đảm bảo luôn dự phòng tiền lãi để trả lãi đúng thời hạn và đúng cam kết.

HÃY LUÔN NHỚ VỀ CHI PHÍ DUY TRÌ QUÁN

Một lần nữa chúng tôi nhắc lại để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề. Bạn nên chuẩn bị sẵn chi phí để duy trì quán ít nhất là 3 đến 6 tháng. Đừng cắt giảm những chi phí mang đến sự hài lòng của khách hàng như chi phí marketing, khuyến mãi, ưu đãi, tặng thêm, thiết kế trang trí, tổ chức sự kiện,... Đó là những lời khuyên chân thành.

Qua 4 bài viết, chúng ta đã đi hơn nửa chặng đường tìm hiểu 7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe tại Bình Dương rồi. Hãy tạm ngưng đọc tiếp, mà hãy dành thời gian để suy nghĩ lại những gì vừa qua, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu những điều chúng tôi chia sẻ mang đến lợi ích như thế nào cho bạn. Từ đó, bạn có thấy khó khăn chồng chất thêm trên con đường mình chọn hay không, hay là thấy những thử thách phía trước thật là thú vị?

Hãy đảm bảo rằng đường đi của bạn là do bạn quyết định, bạn dám đối diện với thử thách để đạt đến đích cuối cùng.

Nếu xong rồi, mời bạn đọc tiếp những bài viết cuối cùng của quyển sách này.
_________________________________________Đón xem thêm những bài viết cùng chuyên mục:
Đây là bản online duy nhất của sách "7 điều nhất định phải biết trước khi mở quán cafe" thuộc bản quyền của Ngôi nhà Mỹ thuật. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức. Nếu có điều kiện hãy đặt mua sách để ủng hộ tác giả qua email: hotro.ngoinhamythuat@gmail.com

6 bí quyết thành công của người kinh doanh quán cafe